Bài của Elizabeth Sperry, Phó Giám đốc của Phương cách sử dụng Bộ Sách Thánh Mới. Kinh Thánh ở xung quanh chúng ta. Chúng ta được nghe các bài đọc trong nhà thờ. Chúng ta đã nghe về lề luật của người Samaritanô nhân hậu (Lc 10), cuộc rước đứa con hoang đàng (Lc 5), và hành trình về Đất Hứa (Xh 3, Dt 11). Một số đoạn Kinh Thánh đã trở thành châm ngôn phổ biến, như "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta..." (Mt 7:12), "Ngươi không được trộm cắp (Xh 20:15), và "yêu thương người lân cận" (Mt 22:39). Người Công Giáo hôm nay được kêu gọi để đến gần với kinh thánh một cách sáng suốt và thánh thiện hơn. Dưới đây là 10 đề nghị để giúp chúng ta đọc Sách Thánh hiệu quả hơn.
1. Đọc Kinh Thánh giúp mọi người Công giáo. Giáo Hội khuyến khích chúng ta đọc Kinh Thánh trong đời sống cầu nguyện hằng ngày. Đọc Lời Chúa giúp chúng ta thắt chặt thêm mối quan hệ sâu sắc của mình với Chúa và hiểu biết thêm vai trò mà mình được mời gọi trong cộng đồng dân Chúa.
2. Cầu nguyện lúc khởi đầu và kết thúc. Đọc Kinh Thánh không giống như đọc tiểu thuyết hay sách lịch sử. Nên bắt đầu bằng lời nguyện xin Chúa Thánh Thần mở lòng và tâm trí của chúng ta để đón nhận Lời Chúa. Sau các Bài Đọc chúng ta nên kết thúc bằng cách cầu nguyện cho Lời Chúa được đơm hoa kết trái trong cuộc sống chúng ta, giúp chúng ta trở thành những người thánh thiện và ngoan đạo hơn.
3. Hãy chọn toàn bộ câu chuyện! Khi lựa chọn một quyển Thánh Kinh, hãy tìm đúng phiên bản Công giáo. Ấn bản Công giáo sẽ bao gồm đầy đủ bộ Sách Thánh của Giáo Hội cùng với lời giới thiệu và ghi chú để giúp bạn hiểu rõ hơn từng lời Thánh Kinh. Ấn bản Công giáo sẽ có in một giấy phép phê chuẩn trên mặt sau của trang tiêu đề. Giấy phê chuẩn xác nhận rằng sách đã được kiểm duyệt kỹ để ngăn ngừa các lỗi sai trái với lề luật Công giáo.
4. Kinh Thánh không chỉ là một cuốn sách, nhưng là một thư viện. Sách Thánh là một bộ sưu tập gồm 73 cuốn sách được viết qua suốt nhiều thế kỷ. Bộ sách bao gồm lịch sử các vua, lời tiên tri, thánh thư cổ động các cộng đồng đức tin mới đang bị thử thách, và nhiều mẫu chuyện của tín đồ về việc rao giảng và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Phân biệt được các loại sách trong Thánh Kinh sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về các công cụ văn chương mà người viết sử dụng và ý nghĩa tác giả muốn truyền đạt.
5. Nhận biết những gì thuộc về Thánh Kinh và những gì không thuộc về Thánh Kinh. Kinh Thánh là câu chuyện về mối quan hệ giữa Thiên Chúa và những người được gọi đến với Ngài. Chúng ta không nên đọc Sách Thánh y như đọc sách lịch sử, hay loại sách khoa học, hay một bản tuyên ngôn chính trị. Trong Kinh Thánh, Chúa răn dạy chúng ta những chân lý cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta về sau.
6. Tổng số chung bao giờ cũng lớn hơn các phần lẻ. Hãy đọc Thánh Kinh theo ngữ cảnh. Điều gì xảy ra trước và sau - so sánh với các Sách khác nhau - sẽ giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa trung thực của các bản văn.
7. Mối liên quan giữa chuyện Cũ và Mới. Cựu Ước và Tân Ước soi sáng cho nhau. Khi ta đọc Cựu Ước, chúng ta cũng được soi sáng về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu trong Tân Ước. Cùng với nhau, Cựu Ước và Tân Ước sẽ giúp chúng ta hiểu rõ kế hoạch của Thiên Chúa giành cho loài người.
́8. Đừng nên đọc một mình. Khi đọc và suy niệm Thánh Kinh, các giáo dân đồng tham gia lãnh nhận Lời Chúa vào lòng và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống. Chúng ta đọc, chúng ta cần phải hiểu những gì các Sách chỉ dạy và bằng cách nào mà các giáo dân đi trước ta đã hiểu ý nghĩa Lời Chúa trong quá khứ. Từ sự hiểu biết này, chúng ta sẽ hỏi: Thiên Chúa đang muốn nói gì với tôi?
9. Chúa đang muốn nói gì với tôi? Kinh Thánh không chỉ đề cập đến những người đã chết từ lâu ở những nơi xa xôi. Lời Kinh Thánh là cuộc đàm thoại trực tiếp với chúng ta trong hoàn cảnh riêng của mỗi người. Khi chúng ta đọc, chúng ta cần phải hiểu những gì các Sách chỉ dạy và bằng cách nào mà các giáo dân đi trước ta đã hiểu ý nghĩa Lời Chúa. Từ sự hiểu biết này, chúng ta sẽ hỏi: Chúa đang muốn nói gì với tôi?
10. Đọc Sách Thánh không vẫn chưa đủ. Nếu Thánh Kinh vẫn chỉ là các chữ trên một trang giấy, công tác của chúng ta chưa được trọn vẹn. Chúng ta cần phải suy niệm về các thông điệp và biến các thông điệp này thành hành động trong cuộc sống của chúng ta. Rồi từ đó Lời Chúa mới trở nên "sống động và hiệu quả." (Dt 4:12).